Du lịch là một lĩnh vực đòi hỏi nhu cầu tương tác với khách hàng cao, tạo mối quan hệ tốt với họ để mang lại một trải nghiệm du lịch tốt nhất. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, nhiều doanh nghiệp du lịch đã áp dụng những công nghệ mới vào việc kinh doanh của mình. Trong đó có thể kể đến CRM (Customer relationship management), phần mềm giúp doanh nghiệp xây dựng, quản lý mối quan hệ với khách hàng. Ở bài viết này, hãy cùng đi tìm hiểu về CRM trong ngành du lịch cũng như những lợi ích mà nó mang lại nhé!
Khi sử dụng phần mềm CRM vào công việc của mình, các doanh nghiệp du lịch đã thực hiện một cuộc cách mạng đổi mới đem lại nhiều lợi ích cho mình:
CRM giúp doanh nghiệp du lịch lưu trữ và quản lý toàn bộ thông tin khách hàng một cách chi tiết và khoa học. Ví dụ, một công ty lữ hành có thể sử dụng CRM để ghi lại sở thích của khách hàng về loại hình du lịch (ví dụ: du lịch mạo hiểm, nghỉ dưỡng) và từ đó đề xuất những gói du lịch phù hợp nhất. Công ty sử dụng CRM để ghi nhận các chi tiết nhỏ như sở thích ăn uống và loại hình phòng khách sạn ưa thích của khách hàng, nhằm tăng tỷ lệ quay lại sử dụng dịch vụ lên đến 25%.
Với CRM, việc quản lý thông tin đặt phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, một chuỗi khách sạn sử dụng CRM để tự động cập nhật và đồng bộ hóa dữ liệu đặt phòng từ nhiều kênh khác nhau như website, ứng dụng di động và các nền tảng đặt phòng trực tuyến, giúp tránh sai sót và tăng cường khả năng phục vụ khách hàng. Có rất nhiều khách sạn đã áp dụng CRM để quản lý đặt phòng và nhận thấy giảm 30% số lượng lỗi trong đặt phòng so với hệ thống cũ.
CRM cho phép doanh nghiệp du lịch cá nhân hoá dịch vụ theo từng khách hàng. Ví dụ, một hãng hàng không có thể sử dụng CRM để theo dõi lịch sử bay của khách hàng và từ đó cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho những khách hàng thường xuyên, như nâng hạng ghế miễn phí hoặc quyền truy cập vào phòng chờ VIP. Hãng hàng không Vietnam airline đã sử dụng CRM để theo dõi và tặng thưởng cho khách hàng thân thiết, giúp tăng cường lòng trung thành và tăng doanh thu từ nhóm khách hàng này.
Hệ thống CRM giúp quản lý chương trình thành viên và ưu đãi một cách hiệu quả. Một ví dụ thực tế là một công ty du lịch lớn có thể sử dụng CRM để theo dõi điểm thưởng của khách hàng và tự động gửi các ưu đãi đặc biệt khi họ đạt đến một mức điểm nhất định, thúc đẩy sự trung thành của khách hàng.
CRM cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng và hành vi của khách hàng. Ví dụ, một công ty du lịch có thể sử dụng dữ liệu từ CRM để phân tích hành vi đặt phòng của khách hàng trong các mùa du lịch khác nhau, từ đó điều chỉnh chiến lược giá và khuyến mãi. Họ đã sử dụng tính năng phân tích của CRM để tối ưu hóa chiến lược marketing theo mùa, giúp tăng doanh thu trong mùa thấp điểm lên 15%.
Mong muốn mang đến một giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp, Tera CRM ra đời như một giải pháp quản lý quan hệ khách hàng (CRM) tiên tiến được phát triển bởi Tera Solutions.
Giải pháp này giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện dữ liệu khách hàng, từ việc thu thập thông tin, tương tác đến phân tích dữ liệu. Cùng khả năng tích hợp đa kênh, Tera CRM cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng qua email, SMS và mạng xã hội một cách dễ dàng.
Hơn nữa, tính năng phân tích và báo cáo cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chi tiết về hành vi và sở thích của khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn. Ngoài ra, Tera CRM cũng hỗ trợ quản lý các chương trình ưu đãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng,....nhằm tạo ra những trải nghiệm khó quên cho khách hàng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ để nâng cao chất lượng dịch vụ và quản lý khách hàng, Tera CRM chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Hãy liên hệ với Tera Solutions để được tư vấn và trải nghiệm giải pháp CRM tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Phần mềm tự động hóa lực lượng bán hàng hỗ trợ tối ưu hóa quy trình làm việc, giúp đội ngũ bán hàng tập trung hơn vào các hoạt động cốt lõi.
CRM marketing đa kênh hiện đang là chiến lược tiếp thị hiện đại giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng thông qua nhiều nền tảng khác nhau. Mục tiêu của nó là xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, tăng cường sự tương tác và thúc đẩy doanh số hiệu quả.
CAC là chỉ số quan trọng, thể hiện chi phí sở hữu khách hàng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, để cải thiện và tối ưu chỉ số CAC, nhà đầu tư cần đưa ra các chiến lược hiệu quả càng làm giảm chỉ số này càng tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Quy trình bán hàng tự động hoá đang ngày càng phát triển và phổ biến khắp các doanh nghiệp, đặc biệt là ở doanh nghiệp bán lẻ.
4 Mẫu excel đơn giản mà rất phổ biến cần phải có trong một doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất bán hàng.
Trung Nguyên Legend áp dụng chiến lược marketing 4P để quảng bá cho sản phẩm giá trị của mình, đem đến sản phẩm chất lượng cho mọi người thưởng thức.